LÀM ĐẸP BẰNG DINH DƯỠNG

Làn da là cơ quan “lộ thiên” nhất của cơ thể và vì thế có thể phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nhìn vào làn da của một người ta có thể đoán được độ tuổi và thói quen sinh hoạt của họ. Các sản phẩm chăm sóc da từ bên ngoài chỉ là một phần thôi, hãy bổ sung dinh dưỡng để làm đẹp cho da một cách toàn diện hơn.

CHẤT DINH DƯỠNG YÊU THƯƠNG LÀN DA

Một chế độ ăn lành mạnh là nền tảng cho da khỏe đẹp rạng rỡ. Thật ra, làn da thường là nơi đầu tiên biểu hiện tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ví dụ, thiếu vitamin B sẽ khiến da khô, bong tróc, ngứa rát hoặc bị lở vùng da miệng. Thiếu Omega-3 có thể gây khô da và viêm da (DiBaise et al., 2019; Katta et al., 2018). Các trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng khác có thể dẫn đến tăng sắc tố da, da ửng đỏ, thô ráp, nhiều tình trạng khác (DiBaise et al., 2019).

DINH DƯỠNG CHO LÀN DA ĐANG LÃO HÓA

Stress, oxy hóa có thể tăng tốc quá trình lão hóa da và gây tổn thương cho da, dẫn đến các dấu hiệu như là nếp nhăn và đường nhăn li ti, bề mặt da thô ráp và suy giảm độ đàn hồi trên da (Rinnerthaler et al., 2015; Ito et al., 2018). Các chất chống oxy hóa (vitamin C & E) và chất dinh dưỡng từ thực vật (carotenoid và polyphenol) có thể hỗ trợ giảm nhẹ stress oxy hóa trong cơ thể nói chung và trong làn da nói riêng (Ito et al., 2018). Ví dụ, astaxanthin là một carotenoid tự nhiên có trong vi tảo nước ngọt, qua thử nghiệm cho thấy có thể bảo vệ da trước stress oxy hóa từ tia UVA, nhờ đó giảm nhẹ tổn thương da do tiếp xúc lâu với ánh Mặt trời (Ito et al., 2018). Lão hóa do ánh nắng là yếu tố có tác động lớn nhất đến quá trình lão hóa da.
Qua thời gian, cơ thể ngày càng ít sản sinh các protein cấu trúc như là collagen và elastin (Varani et al., 2006). Để duy trì lượng protein cấu trúc này trong làn da đang lão hóa, chúng ta nên bổ sung protein từ chế độ ăn uống, cùng với đó là bổ sung Vitamin C để hỗ trợ da sản sinh collagen và bổ sung Đồng để hỗ trợ da sản sinh elastin (DiBaise et al., 2019; EFSA, 2009).

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐƯỜNG RUỘT VÀ LÀN DA

Hệ vi sinh vật đường ruột có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của làn da (Salem et al., 2018). Ngoài việc tiêu hóa thức ăn, hệ vi sinh vật đường ruột còn sản xuất vitamin, axit béo chuỗi ngắn, hormone và chất dẫn truyền thần kinh, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến da. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khi chúng ta điều chỉnh cấu tạo của hệ vi sinh vật đường ruột thì có thể tác động tích cực đến các tình trạng da như bệnh vẩy nến và viêm da dị ứng (Salem et al., 2018). Và để tạo ra sự thay đổi ấy, chúng ta có thể nhờ đến lợi ích của probiotic và prebiotic.

UỐNG ĐỦ NƯỚC CHO ĐẸP DA

Nước rất cần thiết cho sự sống và cũng cần thiết cho hoạt động bình thường của da. Nước có một số chức năng quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa nhiệt độ, dưỡng ẩm cho da và cải thiện da khô (Liska et al., 2019).

ĂN GÌ CHO DA KHỎE ĐẸP TỰ NHIÊN

Hãy ăn các loại thực phẩm như là trái cây và rau củ quả có nhiều màu sắc khác nhau để bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa đa dạng.
Chọn các loại chất béo lành mạnh như là các loại cá béo, dầu olive chất lượng extra virgin, và các loại hạt.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột từ thực phẩm lên men và thực phẩm bổ sung probiotic, cũng như các loại chất xơ prebiotic như là inulin và fructooligosaccharide (FOS).
Uống thêm 1-1,5 lít nước lọc mỗi ngày, bên cạnh lượng nước từ thực phẩm. Những khi trời nóng hoặc vận động nhiều thì cơ thể sẽ cần một lượng nước lớn hơn.

VỀ TÁC GIẢ BÀI VIẾT:

Thạc sĩ Caroline Cummins là một Nhà dinh dưỡng học và là thành viên Hội đồng Dinh dưỡng Oriflame.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DiBaise, M. and Tarleton, S.M. (2019) ‘Hair, Nails, and Skin: Differentiating Cutaneous Manifestations of Micronutrient Deficiency’, Nutrition in Clinical Practice, 34(4), pp. 490–503. doi:10.1002/ncp.10321.
EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies (NDA); Scientific Opinion on the substantiation of health claims related to copper and protection of DNA, proteins and lipids from oxidative damage (ID 263, 1726), function of the immune system (ID 264), maintenance of connective tissues (ID 265, 271, 1722), energy yielding metabolism (ID 266), function of the nervous system (ID 267), maintenance of skin and hair pigment (ID 268, 1724), iron transport (ID 269, 270, 1727), cholesterol metabolism (ID 369), and glucose metabolism (ID 369) pursuant to Article 13(1) of Regulation (EC) No 1924/2006 on request from the European Commission. EFSA Journal 2009; 7(9):1211. [21 pp.]. doi:10.2903/j.efsa.2009.1211. Available online: www.efsa.europa.eu
Ito, N., Seki, S. and Ueda, F. (2018) ‘The Protective Role of Astaxanthin for UV-Induced Skin Deterioration in Healthy People-A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Trial’, Nutrients, 10(7), p. E817. doi:10.3390/nu10070817.
Liska, D., Mah, E., Brisbois, T., Barrios, P. L., Baker, L. B., & Spriet, L. L. (2019). Narrative Review of Hydration and Selected Health Outcomes in the General Population. Nutrients, 11(1), 70. doi.org/10.3390/nu11010070
Katta, R. and Kramer, M.J. (2018) ‘Skin and Diet: An Update on the Role of Dietary Change as a Treatment Strategy for Skin Disease’, Skin Therapy Letter, 23(1), pp. 1–5.
Rinnerthaler, M. et al. (2015) ‘Oxidative Stress in Aging Human Skin’, Biomolecules, 5(2), pp. 545–589. doi:10.3390/biom5020545.
Salem, I. et al. (2018) ‘The Gut Microbiome as a Major Regulator of the Gut-Skin Axis’, Frontiers in Microbiology, 9, p. 1459. doi:10.3389/fmicb.2018.01459.
Liska, D., Mah, E., Brisbois, T., Barrios, P. L., Baker, L. B., & Spriet, L. L. (2019). Narrative Review of Hydration and Selected Health Outcomes in the General Population. Nutrients, 11(1), 70. doi.org/10.3390/nu11010070
Varani, J., Dame, M. K., Rittie, L., Fligiel, S. E., Kang, S., Fisher, G. J., & Voorhees, J. J. (2006). Decreased collagen production in chronologically aged skin: roles of age-dependent alteration in fibroblast function and defective mechanical stimulation. The American journal of pathology, 168(6), 1861–1868. doi.org/10.2353/ajpath.2006.051302
Salem, I. et al. (2018) ‘The Gut Microbiome as a Major Regulator of the Gut-Skin Axis’, Frontiers in Microbiology, 9, p. 1459. doi:10.3389/fmicb.2018.01459.
TRIẾT LÝ DINH DƯỠNG ORIFLAME

TRIẾT LÝ DINH DƯỠNG ORIFLAME

TÌM HIỂU THÊM

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC

TÌM HIỂU THÊM

Góc truyền cảm hứng

CHUYÊN MỤC KHÁC