Trung tâm thông tin
Oriflame Việt Nam

SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT

HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT VÀ SỨC KHỎE TOÀN DIỆN

Có thể bạn chưa biết là chúng ta có nhiều tế bào vi sinh vật hơn là tế bào cơ thể người (Sender et al., 2016). Khi nói về vi sinh vật, chúng ta thường nghĩ đến vi khuẩn, thức ăn ôi thiu hoặc bệnh tật. Tuy nhiên, không phải vi sinh vật nào cũng có hại cho con người, có rất nhiều loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe chúng ta. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, mà còn là môi trường sống tự nhiên của hàng tỉ vi sinh vật như vi khuẩn, men, và nấm. Hệ sinh thái này được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột (Sender et al., 2016; Turnbaugh et al., 2007).

VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT

Các vi sinh vật này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Chúng giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa nhiễm trùng, và sản sinh ra các vitamin, axit béo chuỗi ngắn, hormone và các chất dẫn truyền thần kinh (Alfzaal et al., 2022). Hệ vi sinh vật đường ruột cũng có các hoạt động trao đổi chất giống với một hệ cơ quan trong cơ thể người. Bằng cách giao tiếp với các cơ quan khác hoặc thông qua các trục giao tiếp (vd: trục đường ruột-não bộ, trục đường ruột-da), hệ vi sinh vật đường ruột có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chúng ta. Các bằng chứng khoa học gần đây chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể giúp chúng ta giảm cân, cải thiện vóc dáng, có hệ miễn dịch mạnh hơn, làn da khỏe đẹp hơn và thậm chí là sức khỏe tinh thần tốt hơn (Afzaal et al., 2022; Valdes et al., 2018).

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT

Cấu tạo của hệ vi sinh vật đường ruột ở mỗi người sẽ khác nhau, và đều nhận ảnh hưởng từ các nhân tố như là quá trình lão hóa, căng thẳng, việc đi lại đường xa, dịch bệnh, hoạt động thể chất, và tất nhiên là cả chế độ ăn uống (Gibson et al., 2017; Milani et al., 2016). Chế độ ăn uống là một nhân tố chính yếu, vì thế chúng ta có thể cải thiện cấu tạo của hệ vi sinh vật đường ruột bằng cách tạo ra những thay đổi lành mạnh trong chế độ ăn uống. Việc này không chỉ nâng cao sức khỏe đường ruột mà còn tác động đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể (Rossi, 2019).

THỰC PHẨM GIÚP CẢI THIỆN HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT

Các vi khuẩn có lợi cho đường ruột có thể tìm thấy trong thực phẩm lên mên như sữa chua, sữa chua kefir, và trà kombucha, hoặc các loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotic.
Để phát triển và sinh sôi, các loại vi khuẩn có lợi này cần có nguồn thức ăn là prebiotic – như là inulin, fructooligosaccharide (FOS) và polyphenol (một dưỡng chất từ thực vật có trong các loại quả mọng).
Chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật (các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt) sẽ hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Hãy ăn thực phẩm có nhiều màu sắc để đường ruột khỏe mạnh hơn, và hướng đến ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật mỗi tuần. Sự đa dạng thực phẩm là chìa khóa để nâng cao sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột.

LỐI SỐNG GIÚP CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT

Một số thói quen sinh hoạt giúp nâng cao sức khỏe đường ruột bao gồm: tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, tìm được cách giải tỏa căng thẳng phù hợp với mỗi người (ví dụ như yoga, kỹ thuật thở sâu, tập thiền, đi bộ giữa thiên nhiên...) (Reynolds et al., 2017; Conlon et al., 2014).

VỀ TÁC GIẢ BÀI VIẾT:

Thạc sĩ Caroline Cummins là một Nhà dinh dưỡng học và là thành viên Hội đồng Dinh dưỡng Oriflame.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

fzaal, M., Saeed, F., Shah, Y. A., Hussain, M., Rabail, R., Socol, C. T., Hassoun, A., Pateiro, M., Lorenzo, J. M., Rusu, A. V., & Aadil, R. M. (2022). Human gut microbiota in health and disease: Unveiling the relationship. Frontiers in microbiology, 13, 999001. doi.org/10.3389/fmicb.2022.999001
Conlon, M. A., & Bird, A. R. (2014). The impact of diet and lifestyle on gut microbiota and human health. Nutrients, 7(1), 17–44. doi.org/10.3390/nu7010017
Gibson, G. R., Hutkins, R., Sanders, M. E., Prescott, S. L., Reimer, R. A., Salminen, S. J., Scott, K., Stanton, C., Swanson, K. S., Cani, P. D., Verbeke, K., & Reid, G. (2017). Expert consensus document: The International Scientific Association for Probiotics and Prebiotics (ISAPP) consensus statement on the definition and scope of prebiotics. Nature reviews. Gastroenterology & hepatology, 14(8), 491–502. doi.org/10.1038/nrgastro.2017.75
Milani, C., Ferrario, C., Turroni, F., Duranti, S., Mangifesta, M., van Sinderen, D., & Ventura, M. (2016). The human gut microbiota and its interactive connections to diet. Journal of human nutrition and dietetics : the official journal of the British Dietetic Association, 29(5), 539–546. doi.org/10.1111/jhn.12371
Reynolds, A. C., Paterson, J. L., Ferguson, S. A., Stanley, D., Wright, K. P., Jr, & Dawson, D. (2017). The shift work and health research agenda: Considering changes in gut microbiota as a pathway linking shift work, sleep loss and circadian misalignment, and metabolic disease. Sleep medicine reviews, 34, 3–9. doi.org/10.1016/j.smrv.2016.06.009
Rossi M. (2019). Nutrition: an old science in a new microbial light. Journal of human nutrition and dietetics : the official journal of the British Dietetic Association, 32(6), 689–692. doi.org/10.1111/jhn.12705
Sender, R., Fuchs, S., & Milo, R. (2016). Revised Estimates for the Number of Human and Bacteria Cells in the Body. PLoS biology, 14(8), e1002533. doi.org/10.1371/journal.pbio.1002533
Turnbaugh, P. J., Ley, R. E., Hamady, M., Fraser-Liggett, C. M., Knight, R., & Gordon, J. I. (2007). The human microbiome project. Nature, 449(7164), 804–810. doi.org/10.1038/nature06244
Valdes, A. M., Walter, J., Segal, E., & Spector, T. D. (2018). Role of the gut microbiota in nutrition and health. BMJ (Clinical research ed.), 361, k2179. doi.org/10.1136/bmj.k2179
TRIẾT LÝ DINH DƯỠNG ORIFLAME

TRIẾT LÝ DINH DƯỠNG ORIFLAME

TÌM HIỂU THÊM

THÔNG TIN KHOA HỌC

THÔNG TIN KHOA HỌC

TÌM HIỂU THÊM

Góc truyền cảm hứng

CHUYÊN MỤC KHÁC