Làm Sao Để Bắt Đầu Thói Quen Lành Mạnh

Nếu bạn đang mong muốn tạo một thói quen lành mạnh nhưng lại không thể rũ bỏ đi những thói quen cũ thì phải làm sao? Yên tâm, chúng tôi sẽ giúp bạn! Trò chuyện với chuyên gia nghiên cứu về não bộ, Tiến sĩ Katarina Gospic, chúng ta hiểu rằng vấn đề này thực sự cũng là do lỗi ở não bộ nữa đấy.

Hầu hết chúng ta vẫn nuôi thói quen xấu mặc dù biết nó hoàn toàn không có lợi? Vì sao vậy?

Bộ não của chúng ta bị dẫn dắt bởi phần thưởng và cả những điều khó chịu. Những thói quen không tốt, cũng giống như được nhận phần thưởng ngay tức thì và cảm giác vô cùng dễ chịu như đang được tận hưởng một bữa ăn hoành tráng và nằm dài trên ghế thư giãn. Cũng chính vì vậy, điều này khiến chúng ta tiếp diễn các thói quen dù biết nó không có lợi cho cơ thể. Phá vỡ một thói quen ban đầu gây cho chúng ta sự khó chịu và cảm giác không thoải mái. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta không thích thay đổi.

 

Vì sao lại khó bỏ thói quen xấu?

Do tất cả những lý do đã nói ở trên. Chúng ta đang có bộ não nguyên thủy giống như cách đây 40.000 năm, dù những điều từng giúp chúng ta tồn tại trong thời cổ đại không phải lúc nào có lợi trong thế giới hiện đại.

Hành vi này được lý giải như thế nào: Một hoạt động mới (như tập thể dục chẳng hạn) có vẻ như rất vui và thú vị lúc mới bắt đầu. Nhưng sau một thời gian, sự hăng hái biến mất và động lực bỗng dưng mất hút đến mức chúng ta phải dừng lại. Lý do là vì sao?

Chúng ta được lập trình để hứng thú với điều mới lạ khi bắt đầu và được truyền tải như một thông tin quan trọng. Một khi sự mới lạ biến mất điều này không còn được coi là quan trọng nữa. Chúng ta cần tìm chiến lược mới để tạo động lực. Hãy thiết lập mục tiêu dài hạn cùng các mục tiêu ngắn hạn để được truyền động lực.

Mất bao lâu để tạo một thói quen mới?

Mỗi người sẽ có khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ mất 3 tuần để bạn có thể tạo nên một thói quen mới. Ví như xây dựng đường xá trong thành phố vậy, bạn cũng phải cần thời gian để xây dựng các “lối đi” cho bộ não của mình.

Có bí quyết hay nào dành cho những người mới bắt đầu một thói quen lành mạnh không?

  • Lên kế hoạch cho những thay đổi của mình cũng giống như lên kế hoạch cho việc đi du lịch vậy. Nếu bạn muốn bắt đầu một thói quen lành mạnh, bắt đầu với việc thực hiện 3 bữa ăn tốt cho sức khỏe: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.
  • Hãy loại bỏ tất cả các đồ nhanh ở nhà và thay vào đó là các món ăn lành mạnh. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn, hãy thử nhờ một chuyên gia giúp đỡ.
  • Hãy chia sẻ kế hoạch thay đổi của bạn với những người xung quanh và tạo một câu lạc bộ riêng để cùng giúp nhau thực hiện kế hoạch này.
  • Hãy phân tích những trường hợp mà bạn đã thay đổi thành công và cố gắng tạo thêm nhiều trường hợp tương tự. Cũng cần tìm hiểu lý do vì sao mà bạn vẫn còn duy trì thói quen cũ. Sự thất bại là một cơ hội hoàn hảo để học cách bạn có thể làm tốt hơn vào lần tới và cố để không lặp lại những lỗi cũ.
  • Luôn giữ trạng thái tích cực và tự động viên chính mình sau những lần thay đổi thành công.

Chúng ta nên thực hiện nhiều hơn các thói quen tốt vì những hành động nhỏ mỗi ngày sẽ mang lại cho bạn một hiệu quả lâu dài tích cực. Bạn nghĩ sao về việc này? 

Thực hiện từng bước nhỏ theo đúng hướng mà bạn đã hoạch định sẽ giúp bạn cảm thấy không quá sức cũng không quá khó chịu. Ví dụ hãy thay thế một thanh kẹo ngọt bằng một củ cà rốt xem sao. Việc bắt đầu chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ hút thuốc và tập thể dục cùng một lúc thực sự là quá thử thách. Do đó, sự khó chịu sẽ làm tăng cơ hội thất bại. Bạn không nên thực hiện hoặc can thiệp nhiều hơn hai thay đổi cùng lúc.

Nếu bạn muốn bắt đầu một quy trình ăn uống khỏe mạnh, hãy bắt đầu với việc dọn sạch tất cả thức ăn nhanh và thay vào đó bằng các món ăn lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn có thói quen uống khỏe mạnh hơn. Khi bạn đã bắt đầu ăn uống lành mạnh, bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt những lợi ích mà nó mang lại và cảm thấy tích cực hơn rất nhiều. Vòng xoay tích cực sẽ được kích hoạt và tiếp tục quay, giúp bạn có thêm động lực để thực hiện nhiều thay đổi tốt đẹp hơn nữa trong tương lai

Về Tiến sĩ Katarina Gospic:

Katarina Gospic là Tiến sĩ sinh lý học của Học viện Karolinska. Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ và kinh tế thần kinh học, tiến sĩ Gospic là một doanh nhân và là Giám đốc Khoa thần kinh học tại công ty Spinview Global – làm việc trong lĩnh vực ehealth và proptech. Cộng với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy trong và ngoài học viện với khả năng đơn giản hóa những vấn đề khó hiểu, cô đã biến những nghiên cứu trừu tượng thành những hành động giúp tăng cường sức khỏe một cách đơn giản và hiệu quả cao. Tiến sĩ đồng thời cũng là tác giả của 6 quyển sách và là khách mời thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bài viết từ: Hình ảnh từ: Jenny Hammar